Cảnh sát Tư pháp Mỹ không thể xác nhận họ đang nắm giữ bao nhiêu Bitcoin

Không chỉ gặp khó khăn trong việc theo dõi số dư, cơ quan này còn bị cáo buộc xử lý Bitcoin một cách thiếu bảo mật, chậm chạp trong việc thiết lập hệ thống lưu trữ, và có nhiều tranh cãi trong quá trình thuê bên thứ ba quản lý tài sản số.

Cảnh sát Tư pháp Mỹ không thể xác nhận họ đang nắm giữ bao nhiêu Bitcoin

Theo nguồn tin từ CoinDesk, Cảnh sát Tư pháp (USMS), cơ quan hành pháp của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, dường như không thể xác nhận chính xác số lượng Bitcoin mà họ đang quản lý. Điều này đặt ra nhiều nghi vấn về năng lực giám sát tài sản số của chính phủ, nhất là vì USMS chịu trách nhiệm quản lý các khoản crypto bị tịch thu từ các vụ án hình sự.

Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis, tác giả của dự luật Bitcoin, đã nhiều lần yêu cầu USMS cung cấp con số chính xác về lượng Bitcoin mà chính phủ đang nắm giữ, song câu trả lời nhận được là cơ quan này không thể xác định. Đây không chỉ là một vấn đề hành chính, mà còn phản ánh thực trạng quản lý lỏng lẻo và thiếu hệ thống đối soát giữa các cơ quan chính phủ, khiến ngay cả việc theo dõi một trong những loại tài sản giá trị nhất cũng trở nên mập mờ.

Timothy Clarke, CEO của công ty tư vấn crypto ECC Solutions và cựu đặc vụ tại Bộ Tài chính Mỹ, cho biết cả khu vực công và tư nhân đều bày tỏ sự thất vọng với USMS trong suốt thời gian dài.

Trước năm 2019, USMS chỉ xử lý một số ít tài sản crypto, khoảng 8-10 loại, thay vì quản lý toàn bộ số crypto bị chính phủ Mỹ tịch thu. Điều này khiến nhiều cơ quan liên bang khác, như IRS Criminal Investigation (IRS-CI), phải tự tìm cách lưu trữ số tài sản này, dù nhiệm vụ đó vốn dĩ thuộc về USMS.

Không chỉ vậy, quá trình xử lý Bitcoin của USMS cũng bị đánh giá là cực kỳ thiếu an toàn. Khi một cơ quan chính phủ thu giữ Bitcoin và cần chuyển chúng vào ví an toàn, USMS có thể mất hàng tuần để cung cấp địa chỉ ví. Clarke cho biết USMS gửi địa chỉ Bitcoin qua email mà không có bất kỳ lớp mã hóa hay xác minh nào.

Ngược lại, những cơ quan như IRS-CI thực hiện quy trình chặt chẽ hơn nhiều. Họ chỉ chia sẻ địa chỉ ví qua các cuộc gọi video hoặc đính kèm tệp được mã hóa với chế độ chỉ đọc. Mật khẩu giải mã tệp thường được cung cấp qua cuộc gọi riêng. Trong nhiều trường hợp, chuyên gia còn đến tận nơi để thiết lập ví.

Năng lực quản lý crypto của USMS đã bị đặt dấu hỏi từ lâu. Báo cáo năm 2022 của Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (OIG) đã phơi bày hàng loạt vấn đề, từ lỗ hổng theo dõi tài sản fork, sai sót trong sổ sách ghi chép, cho đến việc mất quyền kiểm soát ví Ethereum vào năm 2022 mà không rõ nguyên nhân. Dù đã cảnh báo, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.

Theo John Millward, COO của Addx, USMS hiện chỉ có một nhân viên chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ quá trình thanh lý crypto, dù số lượng tài sản họ nắm giữ có thể trị giá hàng tỷ USD.

Vấn đề về quản lý Bitcoin của chính phủ Mỹ trở nên đặc biệt nhạy cảm trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang hiện thực hóa cam kết biến Bitcoin thành tài sản chiến lược quốc gia.

Tại Hội nghị Bitcoin Nashville vào tháng 07/2024, tân tổng thống đã tuyên bố nếu tái đắc cử, chính quyền của ông sẽ ngừng bán Bitcoin bị tịch thu, giữ lại như một quỹ dự trữ chiến lược. Đây là quan điểm hoàn toàn trái ngược với “khẩu vị” hiện tại của Bộ Tư pháp, vốn liên tục thanh lý Bitcoin thu được từ các vụ án để đổi lấy tiền mặt.

Trước khi Trump quay trở lại Nhà Trắng, USMS còn có kế hoạch bán tháo 69.370 BTC (trị giá 6,6 tỷ USD) từ vụ Silk Road.

Nhận thức được những khó khăn trong quản lý crypto, USMS đã tìm cách hợp tác với các công ty tư nhân để cải thiện hệ thống. Tuy nhiên, quá trình đấu thầu để thuê đối tác quản lý crypto cũng đầy tranh cãi và chậm trễ kéo dài.

USMS bắt đầu xem xét việc thuê ngoài từ năm 2018 và đến tháng 04/2021 đã trao hợp đồng đầu tiên cho sàn giao dịch BitGo. Nhưng sau đó, BitGo bị loại vì không đáp ứng điều kiện doanh nghiệp nhỏ. Hợp đồng được chuyển sang Anchorage Digital vào tháng 07/2021, song Anchorage cũng bị hủy vì lý do tương tự.

Bước sang 2024, USMS quyết định chia tài sản crypto thành nhóm riêng biệt và đấu thầu theo hai hợp đồng khác nhau:

Cả hai hợp đồng này ngay lập tức vấp phải phản đối từ các đối thủ bị loại khỏi cuộc đua. Anchorage đã kiện Coinbase, nhưng đơn kiện bị bác bỏ. Vẫn chưa rõ liệu Anchorage có tiếp tục theo đuổi vụ kiện hay không. Trên hệ thống theo dõi chi tiêu của chính phủ Mỹ, hiện vẫn chưa thấy dấu hiệu Coinbase nhận được thanh toán từ hợp đồng này.

Trong khi đó, hợp đồng dành cho CMDSS đang là tâm điểm của một vụ kiện do Wave khởi xướng. Wave lập luận CMDSS không có giấy phép cần thiết từ Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC)  hoặc Cơ quan Quản lý Tài chính (FINRA) để quản lý tài sản số. Ngoài ra, Wave còn cáo buộc USMS không nghiên cứu đầy đủ về khả năng xung đột lợi ích, do CMDSS đã tuyển dụng một cựu quan chức của USMS, người có thể đã tiếp cận thông tin nội bộ không công khai trong quá trình đấu thầu.

USMS đã phản bác rằng giấy phép SEC/FINRA không phải là điều kiện tiên quyết để thắng thầu. Đồng thời, cơ quan khẳng định đã thực hiện đầy đủ quy trình điều tra các mối quan hệ cá nhân giữa CMDSS và các cựu quan chức của mình.

Tranh cãi vẫn chưa chấm dứt. Một chuyên gia trong ngành, Millward, cho rằng nếu xét về mặt kỹ thuật và chi phí, Wave có vẻ là lựa chọn hợp lý hơn CMDSS. Song, dường như USMS đặt nhiều niềm tin vào ban lãnh đạo của CMDSS hơn, kỳ vọng rằng họ sẽ giải quyết được vấn đề mà không gây tổn hại đến danh tiếng của cơ quan.

Các chuyên gia trong ngành crypto còn nhiều lần chỉ trích USMS vì thiếu kiến thức căn bản về quản lý tài sản số.

Theo Borsai, một chuyên gia trong lĩnh vực, USMS đang tiếp cận crypto như thể đó là một chiếc thuyền hay một bất động sản bị tịch thu, thay vì một loại tài sản tài chính đòi hỏi cách quản lý chuyên biệt. Cơ quan này thậm chí còn từng nói với Addx rằng họ dự kiến sẽ không bao giờ nắm giữ quá 500 USD crypto tại bất kỳ thời điểm nào.

Một điểm khác khiến các đối tác tiềm năng ngỡ ngàng là USMS từng đề xuất trả phí lưu trữ tài sản dựa trên phần trăm giá trị crypto thay vì một khoản phí cố định. Khi được giải thích rằng ngay cả một đồng coin có giá trị chỉ vài cent cũng cần cơ sở hạ tầng bảo mật tương tự như Bitcoin trị giá hàng tỷ USD, các quan chức USMS tỏ ra bất ngờ và không lường trước được phí cao đến vậy.

Borman, một chuyên gia khác, nhấn mạnh rằng trong mắt pháp luật, một đồng Bitcoin trị giá 20 cent cũng phải được bảo vệ nghiêm ngặt như một chiếc Lamborghini bị tịch thu. Nhưng với cách tiếp cận hiện tại, USMS dường như chưa sẵn sàng để quản lý crypto một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Với hàng loạt sai sót trong quá trình theo dõi, quản lý và thanh lý crypto, USMS đang chứng minh rằng họ chưa thực sự hiểu và kiểm soát được loại tài sản này. Việc cơ quan này không thể xác nhận chính xác số Bitcoin mà họ đang nắm giữ chỉ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chính phủ Mỹ vẫn còn rất nhiều lỗ hổng trong việc quản lý crypto, một thách thức lớn khi thế giới tài chính đang chuyển dịch mạnh mẽ sang nền kinh tế số.

Theo CoinDesk

Related Posts

Hot Posts



Video Posts


CryptoCurrencyUSDChange 1hChange 24hChange 7d
Bitcoin59,212 0.13 % 1.82 % 2.14 %
Ethereum2,280.2 0.33 % 0.45 % 8.03 %
XRP0.4984 0.26 % 3.12 % 9.45 %
Tether1.000 0.10 % 0.04 % 0.10 %
BNB354.77 0.58 % 0.77 % 8.68 %
Solana186.42 0.49 % 1.90 % 26.06 %
USDC0.9991 0.18 % 0.16 % 0.12 %
Dogecoin0.1839 1.76 % 0.59 % 37.68 %
Cardano0.6331 0.47 % 2.16 % 11.66 %
Lido Staked Ether3,056.3 0.68 % 5.83 % 15.67 %