Toàn cảnh hệ sinh thái Blast những ngày đầu mainnet

Đúng với tên gọi của nó “Vụ nổ”, Blast đã gây ra tiếng vang ngay từ những ngày đầu tiên được giới thiệu, không chỉ bởi giải pháp sáng tạo mà còn là cả mô hình airdrop nhiều điều tiếng. Dự án đã chính thức mainnet vào ngày 29/02 vừa rồi, trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá hệ sinh thái đặc biệt này.

Toàn cảnh hệ sinh thái Blast những ngày đầu mainnet

Blast là giải pháp mở rộng trên Ethereum theo hướng Layer 2 Optimistic Rollup và tương thích với EVM. Sự khác biệt lớn nhất mang tính “game changer” của Blast với phần còn lại là nó cung cấp cho người dùng một khoản lợi suất dựa trên chính số tiền nạp vào mạng lưới.

Đúng với tên gọi của nó “Vụ nổ”, Blast đã gây ra tiếng vang ngay từ những ngày đầu tiên được giới thiệu, không chỉ với giải pháp sáng tạo mà còn là cả mô hình airdrop nhiều điều tiếng. Nhưng dù với bất cứ lý do nào, cho đến thời điểm hiện tại Blast vẫn đang là giao thức Layer 2 có tốc độ trưởng TVL ấn tượng nhất. Chỉ mất 3 tháng tổng giá trị khoá của Blast tăng từ 0 lên 2,2 tỷ USD, trong khi thời điểm đó dự án vẫn chưa mainnet.

TVL của Blast tại thời điểm trước khi mainnet. Nguồn: Defillama ngày 06/03/2024

Trong phần dưới đây mình sẽ giới thiệu về những điểm nhấn trong mô hình hoạt động của Blast, về phân tích chi tiết Coin68 đã có một bài viết khác tại đây.

Lý luận của Blast cho rằng tất cả các Layer 2 khác đang lãng phí một nguồn tiền lớn chính là số mà người dùng khoá vào các cầu nối. Số tiền này bị nằm bất động trong smart contract và sẽ hao mòn dần bởi lạm phát, vì vậy Blast quyết định mở khoá lợi suất cho số tiền này.

Đối với các Layer 2 thông thường khi người dùng muốn sử dụng giao thức, họ cần gửi tiền vào một smart contract của dự án trên Layer 1 – Ethereum, sau đó ở Layer 2 một lượng token tương ứng sẽ được mint ra đại diện cho số tiền đã khoá. Người dùng sử dụng đồng tiền mới này cho các hoạt động trên Layer 2, khi không còn nhu cầu họ có thể rút tiền về Layer 1 thông qua bridge smart contract. Số tiền mà người dùng gửi vào sẽ bị khoá trong smart contract cho đến khi có yêu cầu rút.

Với Blast thì khác, thay vì khoá số tiền của người dùng trong smart contract thì dự án mang số tiền này tham gia vào các hoạt động sinh lợi trên không gian DeFi. Cụ thể, Blast tìm kiếm lợi suất từ hai nguồn chính:

Nguồn lợi nhuận thu được này sẽ được phân phối lại cho người dùng thông qua cơ chế rebasing trên Blast (tức số dư tự tăng lên trong ví mà người dùng không cần claim hay làm gì khác).

Bên cạnh các khoản lợi suất sinh ra từ chính tài sản người dùng deposit vào mạng lưới Blast có cơ chế mở cho phép nhà phát triển DApp giữ lại hoặc chia sẻ doanh thu từ phí gas tới người dùng cuối. Theo tài liệu Blast có đề cập rằng nguồn lợi suất mà người dùng kiếm được khoảng 4% với ETH và 5% cho Stablecoin.

Như vậy có thể thấy rằng mô hình hạ tầng của Blast tập trung hoàn toàn vào từ khóa “yield”, và ở các phần tiếp theo bạn cũng có thể thấy Blast xây dựng hệ sinh thái của mình xung quanh từ khoá này.

Điểm lợi của mô hình này là giúp mở khoá lợi suất cho toàn bộ dòng tiền trên Layer 2, giúp người dùng kiếm thêm lợi nhuận chống lạm phát cũng như giúp Layer 2 có thêm nguồn thu để phát triển hệ sinh thái.

Tuy nhiên đánh đổi lại là tính bảo mật, Blast phải hy sinh sự bảo mật để đánh đổi lấy nguồn yield này. Mặc dù dự án lựa chọn staking trên Lido và mua trái phiếu kho bạc Mỹ tại MakerDAO đều là những lựa chọn có tính an toàn cao. Nhưng trong trường hợp có lỗi phát sinh từ các đơn vị đối tác thì sẽ ảnh hưởng tới tài sản của người dùng.

Nhìn chung, xét về mặt công nghệ của Blast ngoài việc cho phép người dùng kiếm yield thì chưa có thêm sự khác biệt so với nhóm Layer 2 Optimistic Rollup.

Trong phần tiếp theo dưới đây chúng ta sẽ đi khám phá các mảnh ghép bên trong hệ sinh thái này.

Blast đã chính thức triển khai phiên bản mainnet vào ngày cuối cùng của tháng 2 vừa rồi, lượng TVL đạt 2.4 tỷ USD chỉ sau 4 ngày ra mắt đánh dấu cho sự tăng trưởng sắp tới của hệ sinh thái.

Thời điểm trước đó, dự án cũng đã triển khai sự kiện Big Bang Competition nhằm thu hút nhà phát triển với 3000+ team tham gia và lựa chọn được 47 dự án chiến thắng ở 8 danh mục khác nhau. 

Big Bang Winner

 Thruster: là một trong những sàn Dex đầu tiên trên Blast với mục tiêu phát huy tối đa điểm mạnh của Blast. Đối với các nhà phát triển, Thruster có bộ công cụ fair launch và cung cấp thanh khoản. Đối với người dùng, Thruster cung cấp các cơ hội khai thác LP, phân tích và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Ambient Finance: là một AMM kết hợp giữa thanh khoản tập trung, fungible full-range xyk LP tokens, và on-chain limit orders. Ambient hỗ trợ hooks, dynamic fees, auto-compounding và tiết kiệm gas.

Bebop: bao gồm ứng dụng và bộ API cung cấp khả năng giao dịch spot mượt mà, hiệu quả.

Mangrove: là sàn giao dịch orderbook nơi LP với khả năng restake thanh khoản đang tồn đọng trên các giao thức khác. Mangrove cho phép tổng hợp thanh khoản trong toàn hệ sinh thái Blast để tăng hiệu suất.

Ring Protocol: là sàn Dex cho phép người cung cấp thanh khoản kiếm swap fee và yield từ tài sản cơ sở hoặc RWA.

Các dự án khác

Bladeswap, Blaster Swap, MonoSwap.

Big Bang Winner

100x Finance: là sàn giao dịch CLOB (Central Limit Order Book) với độ trễ thấp trên Blast. 100x Finance tập trung vào tính mở rộng, hiệu quả vốn và thanh khoản. Người dùng có thể giao dịch cả tài sản chưa ra mắt (pre-launch) với đòn bẩy lên tới 100x.

Blast Futures Exchange (BFX): là sàn order book perp dex cho phép người dùng kiếm native yield. Tầm nhìn của BFX là cung cấp trọn bộ công cụ giao dịch xuyên chuỗi.

Blitz: là sàn phi tập trung hỗ trợ cả spot và hợp đồng tương lai với mục tiêu mang lại trải nghiệm tương tự Cex.

Bloom: là sàn giao dịch hợp đồng tương lai hướng tới trải nghiệm mượt mà, không gas fee. Bloom cung cấp đòn bẩy lên tới 50x và có cơ chế phân phối yield cho người dùng.

InfinityPools.finance: là sàn perp dex cung cấp đòn bẩy không giới hạn đối với mọi loại tài sản.

SynFutures: là sàn perp dex hỗ trợ đòn bẩy 100x kèm theo native yield trên Blast. Sàn sử dụng mô hình Oyster AMM là sự kết hợp giữa Concentrated Liquidity và Limit order.

– Các dự án khác

Aark, DTX, HMX, Opyn.

Big Bang Winner

Fragment: là giao thức vay và cho vay phi tập trung tối ưu hoá cho các tài sản sinh lợi (yield-bearing assets). Fragment hướng cung cấp phương thức hiệu quả để tìm kiếm lợi suất từ LRTs, LPTs và các tài sản khác.

Juice Finance: là giao thức cho phép người dùng tận dụng đòn bẩy để tham gia vào các giao thức yield farming, trading trên hệ sinh thái Blast.

MetaStreet: là giao thức cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc khai thác lợi suất. 

Orbit Lending: là giao thức cung cấp giải pháp vay và cho vay trên Blast.

Pac Finance: là giao thức hybrid lending, cung cấp giải pháp cho vay hàng hàng và vay từ pool thanh khoản. Nó cho phép người dùng chủ động vay – trả, giao dịch đòn bẩy chỉ với một lần nhấp chuột, vay tức thì và nhiều tính năng khác.

Particle: là giao thức không cần cấp phép, không oracle giúp người dùng giao dịch bất kỳ token ERC-20 nào với đòn bẩy.

Blume: là giao thức cho vay với tài sản thế chấp chéo trên Blast.

Curvance: là giao thức cho vay xuyên chuỗi dành cho các yield-bering token.

Các dự án khác

Abracadabra Money, Fortunafi / Reservoir, INFINIT, Seismic Finance.

Big Bang Winner

Fantasy: Nền tảng trò chơi thể thao kết hợp SocialFi. Người chơi thu thập các thẻ bài nhân vật trên mạng xã hội sau đó tìm kiếm lợi nhuận thông qua nhiều phương thức khác nhau mà dự án thiết kế.

Các dự án khác

Gm.app, Sax Trade, DistrictOne (D1), Quail Finance, EarlyFans, Sofamon, The Bakery.

Big Bang Winner

BAC Games, BLASTR, Blaze, Cambria, Captain & Company, Munchables, Wasabi, Spacebar, Plutocats, Nftperp.

Các dự án khác

AI Waifu, SEKAI GLORY, Pixel Race Club, Super Sushi Samurai.

Big Bang Winner

BetBIG, Decentral Games, IKB, Insrt, YOLO Games, TideFlow.

Các dự án khác

Blast the balloon, Draw The Chart, FlashBit, MTRIX3D.

Big Bang Winner

Baseline Protocol: là cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh tế token ERC-20. Sử dụng mô hình dynamic supply và các chiến lược market making nó mang đến thanh khoản liên tục trên chuỗi.

Tornado Blast: Là nền tảng trading bot trên Blast tập trung vào cung cấp các chiến lược cho người dùng.

Blast Safe: nền tảng quản lý tài sản và ví đa chữ ký trên Blast, hỗ trợ yield và claiming gas từ Blast. 

Brahma: cung cấp môi trường thực thi nhanh chóng và an toàn cho các ứng dụng DeFi trên Blast.

Gelato: Web3’s Cloud platform cung cấp giải pháp Rollup-as-a-Services.

RedStone Oracles: giải pháp oracles trên Blast.

Hyperlock Finance: Được hỗ trợ bởi Aura, Hyperlock, là giao thức tăng cường lợi suất xây dựng trên Thruster.

Voyager: trình khám phá khối của Blast.

Zap: launchpad trên Blast giúp người dùng và nhà đầu tư đạt được mục tiêu của họ.

Banana Gun: Telegram trading Bot trên Ethereum, Solana và hiện tại mở rộng sang Blast.

Các dự án khác

API3 DAO, Biconomy, UNCX Network.

Big Bang Winner

Thunder: được mô tả là giao thức môi giới on-chain trên Blast. Nó được thiết kế để trừu tượng hoá và tổng hợp thanh khoản từ tất cả các chain, dex và loại tài sản, giúp người dùng giao dịch bất cứ loại tài sản ở bất cứ chain nào với trải nghiệm tương tự Cex.

Các dự án khác

BlastOff, Ulti-pilot, WenExchange.

Blast là một hệ sinh thái khá độc đáo với mô hình hoạt động gắn liền với từ khóa yield, không chỉ thế cộng đồng còn gán thêm cái mác layer 2 ponzinomics bởi cơ chế airdrop ở những ngày đầu. Bằng sự thu hút ấn tượng cả TVL và sự chú ý của cộng đồng, Blast hứa hẹn là một hệ sinh thái có tiềm năng bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về layer 2 Blast cùng các dự án nổi bật, hy vọng giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu.

Kudō

Related Posts

Hot Posts



Video Posts


CryptoCurrencyUSDChange 1hChange 24hChange 7d
Bitcoin59,212 0.13 % 1.82 % 2.14 %
Ethereum2,280.2 0.33 % 0.45 % 8.03 %
XRP0.4984 0.26 % 3.12 % 9.45 %
Tether1.000 0.10 % 0.04 % 0.10 %
Solana186.42 0.49 % 1.90 % 26.06 %
BNB354.77 0.58 % 0.77 % 8.68 %
Dogecoin0.1839 1.76 % 0.59 % 37.68 %
USDC0.9991 0.18 % 0.16 % 0.12 %
Cardano0.6331 0.47 % 2.16 % 11.66 %
Lido Staked Ether3,056.3 0.68 % 5.83 % 15.67 %