Quy định mới từ IRS yêu cầu các nền tảng DeFi phải báo cáo giao dịch người dùng, nhưng chưa làm rõ cách xử lý đối với các giao thức phi tập trung hoàn toàn.
Sở thuế Mỹ yêu cầu các dự án DeFi phải báo cáo thông tin người dùng. Ảnh: Bloomberg
Ngày 27/12, Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) đã công bố quy định mới yêu cầu các dự án DeFi cung cấp giao diện front-end phải báo cáo giao dịch tài sản số của người dùng là công dân Mỹ. Đây là nỗ lực nhằm đưa lĩnh vực tài sản số vào khuôn khổ thuế tương tự như thị trường chứng khoán truyền thống.
Front-end DeFi là các website hoặc ứng dụng giúp người dùng truy cập và sử dụng DeFi như giao dịch, vay mượn hoặc cung cấp thanh khoản trên blockchain. Ví dụ:
Quy định mới sẽ tập trung vào những nền tảng này vì chúng là điểm tiếp xúc chính giữa người dùng và giao thức blockchain. Dù giao thức DeFi thường hoạt động phi tập trung, các front-end thường do một tổ chức cụ thể quản lý, khiến chúng trở thành mục tiêu trong quy định thuế.
Theo quy định, các front-end DeFi được coi như là “nhà môi giới” (broker) và phải:
IRS cho rằng các quy định mới sẽ là một bước tiến quan trọng, không chỉ giúp người nộp thuế khai báo thu nhập từ tài sản số một cách chính xác mà còn tăng cường khả năng giám sát và giảm thiểu tình trạng trốn thuế. Theo ước tính, khoảng 650-875 nền tảng DeFi sẽ chịu tác động từ quy định này, cùng với 2,6 triệu người nộp thuế phải khai báo thu nhập liên quan đến giao dịch tài sản số.
Theo IRS, các quy định này “chỉ đơn thuần” xem DeFi như bất kỳ ngành nào khác và khẳng định các quy tắc tương tự đã được áp dụng cho các nhà môi giới tài chính truyền thống trong hơn 40 năm. Bộ Tài chính Mỹ và IRS cũng bác bỏ ý kiến cho rằng các quy định mới mang tính thiên vị hoặc cản trở người dùng áp dụng công nghệ DeFi một cách hợp pháp.
Quy định sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2027, yêu cầu các nền tảng front-end, vốn là cầu nối giữa người dùng và giao thức DeFi, phải tiến hành thu thập và báo cáo dữ liệu giao dịch bắt đầu từ năm 2026. Đây được xem là một nỗ lực của IRS nhằm đưa lĩnh vực tài sản số vào khuôn khổ quản lý thuế một cách minh bạch và công bằng hơn.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc IRS thu thập thông tin người dùng đi ngược lại tính chất phi tập trung của DeFi và không phải giao thức DeFi nào cũng có đủ công cụ hoặc nhân lực để đáp ứng yêu cầu báo cáo này. Bill Hughes, cố vấn cấp cao tại Consensys, nhận định rằng:
Thêm vào đó, Hiệp hội Blockchain cũng đã tuyên bố sẽ triển khai “các biện pháp quyết liệt” nhằm phản đối mạnh mẽ những thay đổi trong quy định của IRS.
Nhà sáng lập Uniswap Hayden Adams cũng gọi đây là một quy định “tồi tệ” mà sẽ cản trở sự phát triển của DeFi khi giờ đây các dự án không khác gì sẽ phải KYC người dùng Mỹ. Ông Adams hy vọng quy định này sẽ vấp phải sự phản đối của Quốc hội Mỹ và bị bác bỏ. Nhà sáng lập Uniswap cùng bày tỏ quan ngại rằng nó sẽ tạo ra thêm vấn đề cho các dự án khi phải mất thêm công sức để xác định liệu người dùng này có phải là công dân Mỹ và có đang sử dụng VPN để lách luật không.
Ngoài ra, một trong những công cụ pháp lý mà Quốc hội có thể sử dụng để ngăn chặn quy định này là Đạo luật Rà soát Quốc hội (CRA). Được ban hành vào năm 1996, CRA cho phép các nhà lập pháp xem xét và hủy bỏ những quyết định từ các cơ quan liên bang nếu bị cho là vượt quá thẩm quyền.
Coin68 tổng hợp